CÔNG THỨC SẢN XUẤT: SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP HỆ NƯỚC

 

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT: SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP HỆ NƯỚC

Sơn chống cháy phồng rộp hệ nước là loại sơn gốc nước dùng để bảo vệ các công trình dân dụng cũng như các công trình công nghiệp nhà xưởng, kết cấu thép giúp giảm thiểu và hạn chế tối đa thiệt hại khi có sự cố hỏa hoạn. Dưới tác động của nhiệt độ cao khoảng từ 250oC trở lên, màng sơn chống cháy sẽ bắt đầu xảy ra các phản ứng hóa học phức tạp và màng sơn sẽ phồng nở tạo thành lớp than xốp có cấu trúc dạng tổ ong, lớp than xốp này có độ dày gấp khoảng 30 lần so với độ dày lớp sơn chống cháy ban đầu, có khả năng cách nhiệt và bảo vệ tốt cho kết cấu thép nhà xưởng, công trình ở nhiệt độ lên đến 1000-1100oC trong thời gian lên đến 120 phút hoặc hơn thế nữa, tùy thuộc vào độ dày lớp sơn chống cháy. Sơn chống cháy phồng rộp dựa trên cơ chế chống cháy thụ động, kéo dài thời gian chống cháy, hạn chế không sinh ra nhiều khói trong quá trình cháy, bảo vệ được kết cấu thép trong thời gian dài hơn khi xảy ra sự cháy.


Quy trình thi công sơn chống cháy gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt tiêu bản, xử lí các vết bẩn dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ sét để tăng cường khả năng bám dính của lớp sơn lên bền mặt tiêu bản

Bước 2: Thi công lớp sơn lót, có thể là sơn lót Alkyd, sơn lót Epoxy.

Bước 3: Sau khi lớp sơn lót đã khô thấu, chúng ta tiến hành thi công lớp sơn chống cháy.

Bước 4: Sau khi lớp sơn chống cháy đã khô thấu chúng ta tiến hành thi công lớp sơn phủ, có thể là sơn phủ AlkydEpoxy hoặc phủ PU.

Tùy thuộc vào tiêu chuẩn chống cháy áp dụng cho từng công trình cụ thể mà người ta sẽ lựa chọn và thi công lớp sơn chống cháy với độ dày thích hợp để đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy cho công trình đó:

+ Sơn chống cháy 90 phút: Độ dày lớp sơn chống cháy 500 µm

+ Sơn chống cháy 120 phút: Độ dày lớp sơn chống cháy 600 µm

>> Xem thêm: Nguyên vật liệu sản xuất sơn chống cháy phồng rộp <<

Dưới đây là ví dụ về một mẫu sơn chống cháy hệ nước đã được Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Megarad đánh giá kiểm định tại lò đốt của Phòng thí nghiệm Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy theo tiêu chuẩn chống cháy TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) về thử nghiệm chịu lửa của sơn chống cháy phồng rộp. Sau khi đốt 90 phút với độ dày lớp sơn chống cháy 500µm, màng sơn sau khi đốt cón độ dày lớp than xốp khoảng 1.5 cm, nhiệt độ lò đốt thực tế 1030oC, nhiệt độ trung bình mặt sau tiêu bản 416 oC.

Trung tâm nghiên cứu phát triển Mega Việt Nam chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống cháy phồng rộp hệ nước Hình ảnh 1: Hình ảnh biểu đồ thời gian- nhiệt độ và lớp than xốp của mẫu sơn sau khi đốt

Hiện nay Trung tâm nghiên cứu phát triển Mega Việt Nam đã hoàn thiện bộ công thức sơn chống cháy hệ nước đạt yêu cầu thực tế của khách hàng về tiêu chuẩn chống cháy quốc gia TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) và đảm bảo về cơ tính, thời gian khô, giá thành. Đặc biệt với sơn chống cháy hệ nước có mùi nhẹ, thân thiện với môi trường và con người, khi đốt sinh ra ít khói và mùi.

Chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu sơn chống cháy phồng rộp hệ nước (tham khảo):

Thông số

Sơn chống cháy phồng rộp hệ nước

1.Ngoại quan

Trắng, đặc, chảy

2.Hàm rắn (%)

68

3.Độ nhớt (KU, 25 ºC)

105

4.Tỷ trọng (g/cm3)

1.23

5. Khô mặt, * phút

60

6. Khô cấp, * phút

85

7. Độ dày khô, µm

100

8. Bám cross cut, điểm

2

      *Test thời gian khô của sơn chống cháy hệ nước ở nhiệt độ 35 ℃ và độ ẩm 50% cán mỏng 100 µm.

Chúng tôi nhận chuyển giao công nghệ sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, kèm với cam kết chất lượng và bảo hành sản phẩm chuyển giao trong vòng 2 năm.

>> Nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống cháy <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Phòng 802 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng - Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Tp. Hà Nội - Việt Nam

Trung tâm nghiên cứu: Số 1 - Ngõ 220 - Tây Tựu - Quận Bắc Từ Liêm - Tp. Hà Nội - Việt Nam

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax: (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn


Share:

Bột PARAFIN CHLORINATED CP70%

Tên sản phẩm:
Bột parafin chlorinated CP70%
Xuất xứ:
Trung Quốc
Bao gói:
25kg/bao
Giới thiệu:
Parafin chlorinated là phụ gia trong hóa chất ngành nhựa được sử dụng trong các sản phẩm cao su và nhựa chống cháy và hỗ trợ hạn chế quá trình cháy. Có tính năng kháng hoá chất, khả năng tương thích và ổn định nhiệt

Đặc tính
-   Ngoại quan                                                  Chất lỏng nhớt màu vàng nhạt
-   Hàm lượng Clo                                             70 + 2 (ISI-1448-77) 
-   Dãy Parafin                                                  C14 - C17
-   PH                                                               6.0 - 6.5
-   Sp. Trọng lực 20 °C                                      1.540 + 0.02 (ASTM-D-1045)
-   Độ nhớt                                                       2000 – 5000
-   Màu sắc (HU) Max                                        150 (ASTM-1045)
-   Nhiệt độ ổn định ở 180 ° C trong 1h               Màu chuyển sang màu vàng/ đậm và nâu
-   Dễ bay hơi (% Max) 1.0% (at 130°C / 3h.)
Ứng dụng
Phụ gia chống cháy cho cao su và nhựa
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

Thông tin quan trọng hóa chất công nghiệp nguy hiểm

1.HÓA CHẤT NGUY HIỂM

1.1.Hóa chất nguy hiểm là gì?

Hóa chất nguy hiểm là gì? Có thể hiểu hóa chất nguy hiểm là loại hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm theo nguyên tắc phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

Hóa chất nguy hiểm được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

Hóa chất nguy hiểm là hóa chất được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất:
  • Dễ nổ
  • Ôxy hóa mạnh
  • Ăn mòn mạnh
  • Dễ cháy
  • Độc cấp tính
  • Độc mãn tính
  • Gây kích ứng với con người
  • Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
  • Gây biến đổi gen
  • Độc đối với sinh sản
  • Tích luỹ sinh học
  • Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ
  • Độc hại đến môi trường

1.2. Các loại hóa chất nguy hiểm.

Các chất nguy hiểm được phân thành 9 loại như sau:
  • Các chất nổ: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp
  • Khí ga dễ cháy: Khí ga không dễ cháy, không độc hại, khí ga độc hại
  • Các hóa chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy
  • Các hóa chất đặc dễ cháy: Các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy, các chất dễ tự bốc cháy, các hóa chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy
  • Các hóa chất oxy hóa: các hợp chất ô xít hữu cơ
  • Các chất độc hại: các chất lây nhiểm
  • Các chất phóng xạ
  • Các chất ăn mòn
  • Các chất và hàng nguy hiểm khác

Thông tin hóa chất công nghiệp nguy hiểm

Vận chuyển các chất nguy hiểm phải do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm cấp giấy phép vận chuyển.

Trước khi vận chuyển các chất nguy hiểm các tổ chức phải có phiếu an toàn hóa chất do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu cung cấp, được in bằng tiếng Việt và có đầy đủ thông tin cần thiết.

Quá trình đóng gói các chất nguy hiểm cũng cần được chú trọng về bao bì, thùng phuy nhựa đựng hóa chất phải phù hợp với quy chuẩn. Bao bì, thùng chứa các chất nguy hiểm phải có nhãn ghi thông tin rõ ràng.
Phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển. Thiết bị vận chuyển phải có mui, bạt che chắn kín, đảm bảo không thấm nước.

1.3.Yêu cầu chung về hóa chất nguy hiểm.

Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải biết rõ các tính chất nguy hiểm, phương pháp phòng ngừa và xử lý sự cố nguy hại xảy ra của từng loại hoá chất; có trách nhiệm cung cấp những thông tin nguy hiểm về hoá chất cho cơ quan quản lý an toàn lao động có thẩm quyền, những đối tượng sử dụng trực tiếp và những đối tượng có liên quan trong hoạt động hoá chất đó.

Tại mỗi phân xưởng, nơi có hoạt động liên quan đến hoá chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về qui trình thao tác an toàn và đặt ở vị trí dễ đọc.

Những người làm việc tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm phải được đào tạo và được cấp thẻ an toàn lao động theo qui định hiện hành của pháp luật. Định kỳ, cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải mở lớp bổ túc kiến thức, nghiệp vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý sự cố hoá chất cho cán bộ công nhân viên của mình.
Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại của từng loại hoá chất. Phải hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng và bảo quản các phương tiện này. Cấm sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã bị hư hỏng.

Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ phương tiện và chất chữa cháy phù hợp với tính chất của hoá chất nguy hiểm. Phải huấn luyện, hướng dẫn cho công nhân biết cách sử dụng thành thạo và bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ đó.

Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Tất cả các trường hợp tai nạn lao động, sự cố xảy ra do hoá chất nguy hiểm đều phải được xử lý kịp thời, khai báo, điều tra, lập biên bản và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định.

Trường hợp xảy ra sự cố hoá chất, (cháy, nổ, đổ vỡ...) người chịu trách nhiệm về hàng hoá hoặc lãnh đạo cơ sở nơi xảy ra tai nạn, phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền theo qui định hiện hành.

Phải tổ chức canh gác và cắm biển để khoanh vùng và cách ly hiện trường (khu vực có hoá chất bắn ra, đổ vỡ, chảy...) phải tiến hành và hoàn thành một cách triệt để việc xử lý hiện trường.

Chỉ những người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của hoá chất, biết phương pháp xử lý và có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được xử lý sự cố.

Những cơ sở có hoá chất nguy hiểm, khi xảy ra sự cố hoá chất có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến cộng đồng và môi trường, phải lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý và ứng cứu khẩn cấp.

Hóa chất công nghiệp

>> Xem ngay các hóa chất công nghiệp mà chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng <<

2. DANH MỤC HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM.

2.1. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm bao gồm tất cả các loại hóa chất sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường lẫn con người và động vật, chính vì vậy nó được kiểm soát chặt chẽ.

Theo điều 5 của nghị định thi hành của luật hóa chất danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Cùng tìm hiểu có những loại hóa chất nào được xếp vào hàng nguy hiểm để có thể ngăn ngừa.
  • Amoni nitrat (trên 98%)
Amoni nitrat được xếp đầu tiên trong bảng danh mục hóa chất cần xây dựng kế hoạch phòng tránh bởi vì đây là loại hóa chất được ứng dụng trong sản xuất thuốc nổ chính vì vậy hàm lượng trên 98% và khối lượng 50 tấn sẽ bị kiểm soát. Ngoài ra Amoni nitrat còn có công dụng trong sản xuất phân bón, chính vì vậy nó vẫn được sản xuất để phục vụ nhu cầu với hàm lượng nhỏ hơn.
  • Kali nitrat (dạng tinh thể)
Đây cũng là một hóa chất cần chú ý trong danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm cần phải lưu ý. Kalinitrat (KNO3) hay còn gọi là diêm tiêu, được ứng dụng để làm ngòi nổ, trong công nghiệp sản xuất KNO3 là loại hóa chất quan trọng giúp làm phân bón cung cấp Kali và Nitơ cho cây, bảo quản thực phẩm, điều chế oxi,…

  • Các khí hóa lỏng đặc biệt dễ cháy Liquefied extremely flammable gases
Các loại khí hóa lỏng là một hỗn hợp dễ cháy của hydrocarbon được sử dụng làm nhiên liệu trong các thiết bị sưởi ấm và xe cộ. Cũng bởi vì đặc tính dễ gây cháy nên cần phải cẩn thận khi sử dụng cũng như bảo quản loại chất này.
  • Clo
Bên cạnh các ứng dụng đa dạng của Clo cho ngành công nghiệp thì loại hóa chất này cũng được liệt kê vào danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm bởi sức ảnh hưởng của nó với môi trường, dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, Clo từng được ứng dụng sản xuất chất độc trong thế chiến chính vì vậy mà nhà nước mới quản lý nghiêm ngặt loại hóa chất này.
  • Brôm
Brom thường được dùng để chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm, chất tráng trên phim,… tuy nhiên Brom cũng gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người, bệnh lý nhẹ có thể ở mức độ chảy nước mắt, ho, chóng mặt nặng hơn sẽ gây chảy máu mũi thậm chí là viêm khí quản, ngạt thở, các bệnh khác có thể dẫn đến chết người. Khi làm việc với Brom phải tiến hành tròn tủ húng, đeo kính và găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp.

2.2.Danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện.

  • Xăng dầu và các chế phẩm dầu khí
  • Khí hoá lỏng
  • Hoá chất công nghiệp nguy hiểm
  • Hoá chất, sản phẩm hoá chất sử dụng trong ngành y tế
  • Hoá chất, sản phẩm hoá chất sử dụng trong ngành thực phẩm.
  • Hoá chất, sản phẩm hoá chất sử dụng trong thú ý
  • Hoá chất, sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật.

2.3. Danh mục hóa chất độc hại.

Danh mục hóa chất độc hại khá nhiều, do đó chúng tôi sẽ liệt kê một số chất điển hình để các bạn biết:

Dưới đây chúng tôi liệt kê những hóa chất độc hại để các bạn có thể tham khảo, nâng cao kiến thức và tránh xa nó bởi có thể gây hại đến sức khỏe:
  • Acetylene
  • Ammonia, anhydruos
  • Acetone
  • Alumium (power)
  • Ammonium nitrate
  • Butanol
  • Butyl acetate
  • Carbon dioxide
  • Hexachlorobenzene
  • Chlorine
  • Aluminum carbide
  • Calcium Carbide
  • Ethyl acetate
  • Ethyl chlorofomate
  • Formic acid
  • Hydride metals
  • Hydrogen chloride acid
  • Hydrogen flouride acid
  • Hypochlorite
  • Hydrogen peroxide
  • Hydrogen
  • Isobutyl acetat
  • Methanol
  • Methane làm lạnh
  • Methyl hydrazine
  • Methyl ethyl ketone
  • Methyl isocyanate
  • Nitrocellulose
  • Nitrile
  • Polyhalogen biphenyls
  • Phosphoric acid
  • Phosphide metals
  • Permanganate
  • Nitrate
  • Phenol
  • Nitrite
  • Sodium hydroxide
  • Sulfuric acid
  • Sodiumhydrosulphide
  • Sulfur
  • Sodiumsulphide
  • Sodiumchlorite
  • Trichloroethylene
  • Xyanide
  • Cetone

2.4.Danh mục hóa chất cần khai báo

Cồn etylic và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ
Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo

  • Amiăng (Asbestos)
  • Bộ mi ca
  • Talk đã nghiền hoặc làm thành bột
Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao; các sản phẩm tương tự, có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm
  • Benzen
  • Toluen
  • Xylen
  • Naphthalen
  • Phenol
  • Dầu creosote
Nhựa chưng (hắc ín) và than cốc nhựa chưng, thu được từ hắc ín than đá hoặc hắc ín khoáng chất khác
Chất chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)
Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác
  • Khí thiên nhiên (Dạng hóa lỏng)
  • Propan.............
Đối với ngành sản xuất công nghiệp, hóa chất công nghiệp là nguyên liệu cũng như chất phụ gia quan trọng trong việc sản xuất. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ cho cả nhân lực và tài chính nhé!
>> Xem ngay các hóa chất công nghiệp mà chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng <<
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn


Share:

Top 5 ngành hóa chất công nghiệp tại Việt Nam


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều ngành hóa chất công nghiệp nhưng sau đây chúng tôi sẽ nêu ra top 5 ngành hóa chất công nghiệp mà chúng tôi đã nghiên cứu.

1. Hóa chất giặt là công nghiệp

Hóa chất giặt là công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển hệ thống các thiết bị giặt là công nghiệp như máy giặt vắt, máy giặt vắt sấy, máy giặt khô, máy giặt sạch xà phòng…tùy theo loại vải và loại vết bẩn mà người ta sử dụng các loại hóa chất khác nhau.
Bao gồm:

- Hóa chất tẩy trắng
- Hóa chất giặt chính
- Hóa chất tạo mùi và làm mềm vải
- Hóa chất giặt tẩy và phụ gia khác

2. Hóa chất vệ sinh công nghiệp

Hóa chất vệ sinh công nghiệp được sử dụng rộng rãi nhằm mang đến khả năng tẩy rửa, đánh bay vết bẩn một cách nhanh chóng nhất. Muốn làm sạch một cách nhanh chóng và an toàn.

Bao gồm:
- Hoá chất làm sạch đa năng
- Hóa chất làm sạch sơn, keo
- Hóa chất tẩy xi măng
- Hóa chất tẩy dầu mỡ và chất béo
- Hóa chất tẩy gỉ và cặn
- Hóa chất làm sạch và đánh bóng đồ đạc
- Hóa chất khử mùi và tạo mùi thơm
- Hóa chất làm sạch và khử khuẩn
....

3. Hoá chất tẩy rửa

Hoá chất tẩy rửa là những sản phẩm được điều chế ra từ những chất hoá học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: Sàn, bề mặt gỗ, bề mặt kim khí. Hoá chất tẩy rửa được ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như trong công nghiệp để: Lau sàn, vệ sinh máy móc, vệ sinh thiết bị dụng cụ sản xuất...

4. Hóa chất công nghiệp ngành sơn

Công ty TNHH Hóa chất Mega Việt Nam chúng tôi là Công ty chuyên kinh doanh các loại hóa chất ngành cao su, hóa chất ngành nhựa, hóa chất ngành mực in, hóa chất ngành sơn, hóa chất composite, hóa chất tẩy rửa và keo dán các loại...
Bao gồm:
- NHỰA CHO SƠN
- ĐÓNG RẮN CHO SƠN
- PHỤ GIA CHO SƠN
- BỘT MÀU CHO SƠN
- BỘT ĐỘN CHO SƠN
- DUNG MÔI CÁC LOẠI

5. Hóa chất ngành cao su

Hóa Chất Ngành Cao Su là gồm các nguyên liệu chính và phụ gia thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất những sản phẩm như: đế giày cao su.
Bao gồm:
- CAO SU NGUYÊN LIỆU
- PHỤ GIA CHO CAO SU
- BỘT ĐỘN CHO CAO SU

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CHẤT XÚC TIẾN CAO SU MBTS (DM)

Tên sản phẩm: Xúc tiến lưu hóa cao su DM
Xuất xứ:PUYANG WILLING (Trung Quốc)
Bao gói:20kg/bao
Giới thiệu:Tên hóa học: Dibenzothiazole disulfide
CTPT: C14H8N2S4
Khối lượng phân tử: 332.50


Đặc tính:- Hạt màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt, mùi hắc, không độc.
- Tỷ trọng là 1,45-1,54.
- Hòa tan trong chloroform, một phần hòa tan trong benzen, ethanol,
 CCl4,không hòa tan trong xăng, nước và ethyl acetate.
Ứng dụng:Sử dụng lưu hóa cho NR và SR trong hóa chất ngành cao su.
Không nhuộm và không bị phai màu.
Được sử dụng như là chất làm dẻo và chất ức chế trong cao su polychloroethylene.
Thường làm chất xúc tiến thứ cấp cần thiết cho các polymer tổng hợp.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

Liên hệ

Tầng 2, A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng
P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm
TP Hà Nội
Số Điện Thoại: 1800 5777 28
Email: contact@megavietnam.vn
Website: http://megavietnam.vn
Hotline: 0971 023 523

Share:

Bột màu Blue 15.3 cho sơn và mực

Tên sản phẩm: Blue 15.3
Xuất xứ:Ấn Độ
Bao gói:25kg/bao
Giới thiệu:Blue 15.3

Đặc tính:- Là bột màu xanh dùng trong sơn
- Cường độ màu cao, độ sáng tốt.
- Công thức hóa học: C32H16N8Cu
- Độ ẩm 0.5% ma
- Khả năng tương hợp với dung môi và nhựa rất tốt, dễ sử dụng.
Ứng dụng:- Bột màu sử dụng trong hóa chất ngành sơn, hóa chất ngành mực in,
hóa chất ngành nhựa.
 Liên hệ: http://megavietnam.vn/bot-mau-blue-15-3-cho-son-muc-in-va-nhua.html
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

CÔNG THỨC SẢN XUẤT: SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP HỆ NƯỚC

  CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ  SẢN XUẤT: SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP HỆ NƯỚC Sơn chống cháy phồng rộp hệ nước   là loại sơn gốc nước dùng để bảo vệ c...

Recent Posts

Pages